Ðến Mỹ lúc tuổi 60 sau những năm tháng tù dài bằng
1/4 thế kỷ ở những trại tù "chết người" như Trại Quyết Tiến trên đỉnh
núi Tây Côn Lĩnh, "Cổng Trời" ở Hà Giang, biên giới cực bắc Việt Nam,
nơi tổng số ngôi mộ nhiều hơn tập thể tù nhân. Nay, Người Lính Nguyễn
Hữu Luyện lại thêm một lần xung trận để giữ vững nguyên tắc về "Tính
Thiện-Sự Thật" qua vụ án không cân sức giữa cá nhân anh đối chứng với
trường đại học bảo thủ, bề thế, mạnh cả tiền, lẫn thế lực - Ðại Học
Massachuchettes-Boston. Vụ án thành hình và diễn tiến như sau:
Khoảng mùa Thu năm 1998, khi đang theo học chương
trình cao học với học trình "Khảo Cứu Ðộc Lập về đề tài American Studies
696" tại Ðại Học Massachusettes-Boston (UMass-Boston), Nguyễn Hữu Luyện
được biết về chương trình dự án biên soạn đề tài:"TÁI LẬP TÍNH DANH VÀ
VỊ TRÍ TRONG CỘÂNG ÐỒNG NGƯỜI VIỆT LƯU VONG Ở HẢI NGOẠI -
(RE)CONSTRUCTION IDENTITY AND PLACE IN THE VIETNAMESE DIASPORA"). Từ
phần nghiên cứu đã thực hiện trong khóa học, anh nghĩ mình sẽ được hữu
dụng đối với công tác thực hiện dự án. Khi nộp bài nghiên cứu đến Giáo
Sư Kiang, giáo sư bảo trợ luận án, ông nầy đã chuyển đến anh một tài
liệu về "Học Bổng Nhân Văn của Cơ Sở Rockeffeller tài trợ cho Kế Hoạch
Khảo Cứu của Ðại Học Mass- Boston" về đề tài kể trên. Sau một thời gian,
Giáo Sư Kiang yêu cầu anh giới thiệu vài người có khả năng cáng đáng
công việc nghiên cứu, anh trả lời có biết một số người, và họ có thể kêu
gọi thêm một số người khác một khi chương trình được phổ biến.
Nguyễn Hữu Luyện thật sự đã xúc động mạnh mẽ khi
đọc những chủ đề "Năm Thứ Nhất" của kế hoạch khảo cứu, bởi bản thân anh
là nhân chứng sống, đã dự phần suốt giai đoạn trên của lịch sử Việt Nam
với hoàn cảnh tù từ Bắc vào Nam (vì thêm "tội vượt biên" sau "tội Lính
Biệt Kích"), những khắc nghiệt đọa đày "đi vùng kinh tế mới", thảm kịch
vượt biên của chính gia đình anh, cũng như toàn thể Miền Nam sau 30
tháng Tư, năm 1975. Từ những lý do nầy, anh nghĩ rằng, bản thân quả xứng
đáng để viết về những chủ đề của chương trình, nên luôn liên lạc cùng
với giới truyền thông thuộc Cộng Ðồng Người Mỹ gốc Việt vùng Boston để
ngóng chờ thông báo về việc tuyển dụng nhân viên nghiên cứu. Nhưng quả
tình chỉ là vô vọng. Tất cả hệ thống truyền thông gồm nhật báo, tuần
báo, đài phát thanh, đài truyền hình của Người Mỹ gốc Việt vùng
Massachusettes hoàn toàn không nhận được bất cứ quảng cáo, tin tức gì về
chương trình hoạt động nghiên cứu của Trường Ðại Học Mass-Boston.
Ngày 11 Tháng Tư, năm 2000, Ông Lê Anh Tuấn, Chủ
Tịch Cộng Ðồng Người Việt vùng Massachsettes chuyển đến anh một phong
bì, và một thông cáo báo chí, do Trung Tâm William Joiner (một Ban của
UMass-Boston) đã gởi tới ông bằng đường bưu điện. Dấu bưu điện đề ngày 4
tháng Giêng, 2000. Thông cáo ấy đề ngày 22 tháng 12, 1999, và ấn định
hạn chót để nộp đơn ứng tuyển là 31 tháng giêng, 2000. Nguyễn Hữu Luyện
và Cộng Ðồng Người Việt vùng Massachusettes quả ở phải vị thế "nước ngập
đến cổ" như trong cuộc tranh đua với một tập đoàn đang yên vị nơi an
toàn, thuận lợi, trong lúc lũ lụt vùn vụt dâng cao.
Ngày 12 tháng Năm, 2000, Giáo Sư Peter Kiang chuyển
đến anh qua đường email Thông Cáo Báo Chí đề ngày 15 tháng Tư, 2000, để
thông báo về việc "đã tuyển chọn xong người" nghiên cứu chủ đề "Năm Thứ
Nhất" của chương trình. Vài ngày sau, Ông Kiang trao thêm cho anh bản
sao của Thông Cáo Báo Chí (kể trên), và cũng đã chuyển đến cho Ông
Nguyễn Bình, Phó Chủ Tịch Cộng Ðồng Người Mỹ gốc Việt vùng Masschusettes
bản văn tương tự. Nguyễn Hữu Luyện tin rằng, và tin đúng, thông cáo nói
trên chỉ được gởi riêng cho anh và Nguyễn Bình mà thôi - nghĩa là tất
cả những gì gọi là "vấn đề đã được phổ biến đến báo chí và quần chúng".
Quá đỗi ngạc nhiên và bất bình về vụ tuyển chọn, từ
tháng Năm cho đến cuối tháng Mười, năm 2000, Nguyễn Hữu Luyện lắng chờ
kết quả vận động của Cộng Ðồng Người Mỹ gốc Việt (vùng Massachsettes),
cũng như toàn thể người Việt rải rác khắp thế giới nhằm phản đối quyết
định của Trung Tâm William Joiner, với hy vọng rằng trung tâm sẽ điều
chỉnh việc tuyển chọn sai lầm của họ. Nhưng cuộc phản đối đã bất thành,
nên ngày 27 tháng Mười, 2000, Nguyễn Hữu Luyện khởi tố vụ kiện.
Nếu xét về mặt thuần lý và cầu lợi, thì thật sự đây
không là một vụ án lớn có hậu quả nghiêm trọng quyết định đến sinh
mạng, tài sản vật chất của bất cứ cá nhân, hay số đông tập thể nào.
Trường Ðại Học Mass-Boston có tuyển dụng Nguyễn Hữu Luyện hay một người
nào khác viết về đề tài "Năm Thứ Nhất - Với những kinh nghiệm trực tiếp
về chiến tranh thực dân (nhiều cuộc chiến tranh); về trại cải tạo, và
cuộc định cư tại những vùng "Kinh Tế Mới", và quá trình vượt biên ra
khỏi Việt Nam sau 1975..." Phụ Bản 2, Trang 2, đính kèm Biện Minh Trạng
(BMT) của NHL đối chứng với Biện Hộ của ÐH/UMass-Boston", chắc hẳn không
là vấn đề, cũng không là vấn đề lớn đối với mỗi người, hay một cộng
đồng người Việt nào trong đời sống hiện tại nhiều bận rộn, lo toan trên
đất Mỹ nầy. Ðối với người Mỹ chính gốc thì câu chuyện lại càng vô nghĩa,
hoàn toàn không tác dụng. Nhưng đối với Nguyễn Hữu Luyện (và với chúng
tôi sau khi được thông báo, tham dự vào vận động, diễn tiến vụ án) thì
đây là VẤN ÐỀ SINH TỬ- BỞI NỖI ÐAU NẦY LÀ NỖI ÐAU CHUNG - Nỗi đau thương
của hết tất cả người Việt trong, ngoài nước, dài theo vận mệnh lịch sử
dân tộc. Chúng tôi không nói quá lời, bởi đây không phải mối đau riêng
rẻ, mau chóng lướt qua của một cá nhân tại một tình huống đặc biệt nào,
cũng không phải lần bị bách hại của một tập thể người có chung một số
quyền lợi cố kết, liên hệ, cũng không là khổ nạn dài lâu riêng đối với
khối người Việt Miền Nam, những công nhân, viên chức, quân nhân thuộc
chế độ Việt Nam Cộng Hòa và gia đình họ sau lần sụp đổ 30 tháng Tư năm
1975 - cho dù đây là tổng số lớn lao điển hình nhất. Không phải hoàn
toàn như thế. MỐI ÐAU NẦY LÀ CƠN KHỐN NHỤC LÂU DÀI CỦA TOÀN DÂN TỘC VIỆT
- KHÔNG LOẠI TRỪ MỘT AI (KỂ CẢ ÐẢNG VIÊN CỘNG SẢN)- KHI LỊCH SỬ BỊ
CƯỠNG ÐOẠT, ÐÁNH TRÁO, VÀ VIẾT LẠI THẬM TỆ ÐÊ TIỆN TỪ MƯU ÐỊNH CHÍNH TRỊ
CỦA TẬP ÐOÀN CẦM QUYỀN - ÐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM, BỘ PHẬN CỦA ÐỆ TAM
QUỐC TẾ. Công việc đáng bị kết án và cần phải trừ bỏ nầy do đảng cộng
sản Việt Nam điều động, thực hiện với những người làm văn hóa của họ.
Hai người tên Nguyễn Huệ Chi, Hoàng Ngọc Hiến là hai trong số bốn thành
viên được Trung Tâm William Joiner tuyển dụng để viết lại đoạn lịch sử
lềnh đầy máu, nước mắt của hằng triệu người Việt lâm nạn, bởi cái chết
và chiến tranh không hề phân biệt, buông tha, miễn thứ cho bất cứ thân
phận người nào trên quê hương đất Việt. Hai nhân sự nầy là những hạt
nhân vô cùng thiết yếu của quá trình tiếâm dụng, vấy nhục lịch sử mà
đảng cộng sản Việt Nam đã hằng xử dụng, và xử dụng có hiệu quả từ ngày 3
tháng 2, năm 1930, ngày đảng thành lập, kéo dài cho hết thế kỷ qua, và
hiện nay đang tiếp tục.
Nguyễn Hữu Luyện không thể im lặng như Anh đã hằng
phẫn nộ, không khuất phục Sự Ác và Tính Không Thật của chế độ cộng sản
suốt trận chiến đấu không khoan nhượng dài theo cuộc đời Anh.