Saturday, June 24, 2017

TÀI LIỆU XÁC NHẬN LÊ KHẮC LÝ LÀ ĐIỆP VIÊN CỦA CIA

Tài liệu “CIA and The Generals”
Bình luận gia Trần Bình Nam nguyên là Trung tá Hải quân VNCH. Những bài bình luận chiến lược của ông về chiến tranh Việt Nam luôn luôn được đánh giá là “số 1” của thế giới.  Sau đây là lời giới thiệu của ông về tài liệu “CIA and The Generals” :
“Hôm 19/2/2009 cơ quan tình báo trung ương Hoa Kỳ (Central Intelligence Agency – CIA) đã cho giải mật tài liệu mang tên: “CIA and the Generals: Covert Support to military government in South Vietnam”.
Tài liệu này do ông Thomas L. Ahern, Jr., một nhân viên CIA từng làm việc tại Sài gòn từ năm 1963 đến đầu năm 1965 đúc kết từ những tài liệu mật của CIA. Tài liệu được giải mật sau khi cơ quan CIA đã đọc lại và gạch bỏ những tên tuổi và địa danh không lợi cho hoạt động tình báo. Tuy nhiên nếu so chiếu với các tài liệu khác viết về cuộc chiến Việt Nam, người  đọc có thể đoán hầu hết những tên tuổi gạch bỏ đó là ai”.
Ngày 13-3 :
“ Nicol ( Don Nicol, trưởng cơ sở CIA tại Pleiku ) nhận được điện thoại của Đại tá Lê Khắc Lý, Tham mưu trưởng Quân đoàn 2 …. Lý cho Nicol biết ngày mai 14/3 tướng Phạm Văn Phú sẽ họp với tổng thống Thiệu tại Cam Ranh. Buổi họp được giữ kín và máy bay của tướng Phú sẽ đi Qui Nhơn trước để đánh lạc hướng. Lý hứa với Nicol có tin gì sau khi Phú đi họp về Lý sẽ cho hay. Nicol báo cho Robert Chin, trưởng cơ sở CIA Nha Trang biết nội dung tin Lý vừa cung cấp”. ( CIA and The Generals, bản dịch của Trần Bình Nam )
Ngày 14-3 :
“Ngày hôm sau 14/3 trước khi Nicol bay về Nha Trang họp thì được điện thoại của Chin cho biết cơ sở Qui nhơn cho hay tướng Phú có bay về Qui Nhơn thăm bộ chỉ huy một sư đoàn ở đó.Chiều ngày 14/3, sau khi Nicol đã đi Nha Trang, Stephens (phụ tá của Nicol?) đến bộ tư lệnh quân đoàn 2 kiếm tin về cuộc họp giữa Phú và Thiệu. Stephens gặp Lý trước, Lý chưa nói được gì thì Phú bước vào. …Hôm đó Stephens không lấy được tin gì. .” ( CIA and The Generals, bản dịch của Trần Bình Nam )
Ngày 15-3 :
“Ngày mai Stephens trở lại với hy vọng có tin sốt dẻo. … Nửa giờ sau Stephens tìm được Lý. Lý kéo Stephens ra một chỗ vắng và sau khi căn dặn tuyệt đối giữ kín, Lý cho Stephens biết Thiệu ra lệnh tướng Phú bỏ Pleiku và Kontum” ( CIA and The Generals, bản dịch của Trần Bình Nam )
Tài liệu “Decent Interval” của ông trùm CIA Frank Snepp :
Lời giới thiệu của Bùi Anh Trinh :
“Sau biến cố 1975 Frank Snepp quyết định viết thành sách về những gì ông chứng kiến trong vai trò một nhân viên CIA làm việc tại VN trong giai đoạn Hoa Kỳ cuốn cờ ra khỏi Việt Nam.  Nhờ đó ông nhanh chóng trở thành nhân chứng sống duy nhất dám tiết lộ những bí mật mà một nhân viên CIA không được phép tiết lộ.
CIA đã đưa ông ra tòa vì ông đã hành động trái với lời tuyên thệ khi ông bước chân vào tổ chức CIA.  Tòa án đã phán quyết Frank Snepp không bị tội tiết lộ bí mật nghiệp vụ nhưng cũng quyết định cho thu hồi quyển sách Decent Interval của Frank Snepp.  Tuy nhiên phán quyết này chỉ có hiệu lực hình thức bởi vì cả thế giới đều đã đọc Decent Interval”.
Ngày 15-3 :
Meanwhile, the awful truth about the decisions taken at Cam Ranh the day before was beginning to leak out.  Shortly after the morning staff meeting, a CIA agent on Phu’s staff alerted his local American case officer that a total abandonment of the highlands was imminent.
“Trong khi đó tin tức về quyết định khủng khiếp tại Cam Ranh ngày hôm trước đã bắt đầu rò rỉ.  Ngay sau cuộc họp của Bộ tham mưu vào buổi sáng, một điệp viên CIA cài trong Bộ tham mưu của Tướng Phú đã báo động cho trưởng cơ sở CIA tại Pleiku rằng cuộc triệt thoái khỏi cao nguyên sắp xảy ra”. ( Decent Interval, trang 196, bản dịch của Bùi Anh Trinh ).
“Unfortunately, in their haste to save themselves, they committed a host of sins for wich intelligence operative should be drawn and quartered. In addition to abondoning their American colleagues and their own Vietnamese employees, they neglected to provide for the safety of the long-time agent on Phu’ staff”.
“Thật không may, trong lúc vội vã lo tự cứu mình, họ đã phạm sai lầm nghiêm trọng đối với nghiệp vụ tình báo.  Chẳng những bỏ rơi các đồng nghiệp Mỹ và nhân viên Việt Nam, họ còn quên bảo vệ cho một điệp viên kỳ cựu được cài trong Bộ tham mưu của Tướng Phú” ( Decent Interval, trang 200, bản dịch của Bùi Anh Trinh )
Ngày 16-3 :
Soon an Air America C-46 transport lumbered in, picking its way carefully along the tarmac through throngs of soldiers and civilians.  Thinhking this was the plane he has just summoned, Thieme dashed over to it and grabbed for the hatch lock.  But as he did the pilot gunned his motors and pulled off down the run way, to parking area reserved for military planes.  Thieme, at once frightened and furiuos, put in a radio call to Nha Trang to demand an explanation.  He was told that the C-46 was specially scheduled CIA plane sent in to rescue “ahigh-ranking Vietnamese Military officer” ( Actually, the CIA agent on Phu’s Staff who has been abandoned the day before ).
A short while later another Air America transport arrived to pick up Thieme’s group”.
“Một máy bay vận tải C-46 của hãng Air America nặng nề hạ cánh, nó chầm chậm lướt qua đám lính và dân sự.  Thieme nghĩ rằng đây là chiếc máy bay mà mình vừa yêu cầu, ông lao tới nắm lấy khóa cửa.  Nhưng khi ông vừa hành động thì viên phi công từ từ cho máy bay trườn tới bãi đậu dành riêng cho các máy bay quân sự.
Vừa sợ hãi, vừa tức giận, Thieme gọi về Nha Trang yêu cầu được giải thích.  Ông được trả lời rằng đó là chiếc máy bay C-46 đặc biệt được gửi tới để cứu thoát “Một sĩ quan Việt Nam cao cấp” ( Thực ra đó là điệp viên CIA được cài trong Bộ tham mưu của Phú, người đã bị bỏ quên ngày hôm trước )
Một thời gian ngắn sau đó, một chiếc máy bay vận tải khác của Air America hạ cánh để bốc nhóm người của Thieme” ( Decent Interval, trang 203, bản dịch của Bùi Anh Trinh ).
KẾT LUẬN
Sách của Frank Snepp ra đời năm 1977, đã được chứng nhận là tài liệu khả tín số 1 về mặt trái của chiến tranh Việt Nam. Nó được chứng nhận bởi đơn kiện của CIA trước tòa án.  Từ đó tất cả những sử sách viết về những ngày cuối của VNCH đều lấy “Decent Interval” làm căn bản.  Và năm 2009 thì chính CIA cho giải mật tài liệu của họ.  Tài liệu này xác nhận những gì mà năm 1977 Frank Snepp không được phép viết rõ.
Những đoạn tài liệu trích dẫn trên đây cho thấy Lê Khắc Lý đã được CIA đưa từ Pleiku về Nha Trang ngay trong ngày đầu của cuộc di tản.
Một khi ông Tham mưu trưởng Quân đoàn bỏ trốn thì Bộ tham mưu hành quân của Quân đoàn cũng phải tự giải tán để ôm vợ con thoát thân. Kết quả là cả Quân đoàn không có bộ tham mưu thì cũng như rắn không đầu.  Dĩ nhiên sau đó cuộc hành quân triệt thoái của Quân đoàn 2 trên Liên tỉnh lộ 7 chỉ còn là một cuộc chạy loạn, lính lẫn trong dân.
Cái hay của “kẻ phản bội” là vẫn bưng bít tội ác của mình suốt 40 năm. Trong 40 năm đó hắn ta tha hồ nguyền rủa, đổ tội cho người đã chết.  Ngày nay chính CIA đã công khai thú nhận những việc làm đen tối của họ thì không lý gì người Việt lại cứ cố gắng bưng bít cho CIA hay che chở cho Lê Khắc Lý.
BÙI ANH TRINH
2
Không  ai ngờ bữa tiệc mừng xuân 1975 cũng là “bữa tiệc ly cuối cùng” giữa Tướng Thiệu, Tướng Khang, Tướng Phú và anh em chiến sĩ Trung đoàn 44/ Sư đoàn 23 BB tại vùng hỏa tuyến Pleiku. (Trong hình không có khuôn mặt của kẻ phản bội với bị tiền 30 đồng bạc ).
Chiếc bàn ăn đơn sơ, thức ăn đơn sơ, với những khuôn mặt đăm chiêu buồn bã là điềm báo cho số phận đau xót của những người bị “kẻ phản bội”
​-------------
Dưới đây là bài "giải oan" cho Đại Tá Lê Khắc Lý do Đại Tá "nhà văn Giao Chỉ" Vũ văn Lộc viết (trước khi có tài liệu của CIA được bạch hóa trong bài của Bùi Anh Trinh ở trên)






Đại Tá Lê Khắc Lý
Trước 1975, tại Việt Nam
-Sinh tháng 8 năm 1928 tại Thừa Thiên
- Xuất thân Trường Sĩ Quan Thủ Đức Khóa 4, năm 1954
- Tỉnh Trưởng Quảng Ngãi, 1964-1965
- Tư Lệnh Biệt Khu 24 (Kontum), 1970
- Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn 22, 1966-1969
- Chỉ Huy Trưởng Biệt Động Quân, Quân Khu II, Pleiku, 1970
- Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn I TP, 1972-1974, Huế
- Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn II, Pleiku, 1974-1975
- Cử nhân Luật Khoa, Đại Học Luật Khoa, Sài Gòn
- Tốt nghiệp Đại Học Chỉ Huy Tham Mưu Cao Cấp Lục Quân Hoa Kỳ, 1965-1966, Kansas, USA
- Tốt nghiệp Thủ khoa Trường Cao Đẳng Quốc Phòng VNCH, 1971-1972, Sài Gòn
Sau 1975, tại Hoa Kỳ
- Kỹ sư Kiểm phẩm (Quality Control Engineer), là người VN đầu tiên được cấp "Secret Clearance" qua sự bảo đảm của Thống tướng Westmoreland và Trung tướng Timmes
- Làm việc cho Quận Cam, 9 năm cho Sở Xã Hội và 8 năm cho Sở Bầu Cử. Góp phần tuyển dụng và huấn luyện nhân viên song ngữ, dịch các tài liệu bầu cử, cổ động và hướng dẫn cử tri Mỹ gốc Việt ghi danh và tham gia bầu cử và ứng cử
- Tham gia hoạt động để hình thành Cộng Đồng Việt Nam Nam Cali.
- Vừa đi làm vừa đi học lấy thêm bằng MBA (1979)
Suốt 21 năm phục vụ trong QLVNCH, Đại Tá Lê Khắc Lý đã nhiều lần được bổ nhiêm làm việc tại Cao nguyên, như Tư Lệnh Biệt Khu 24, Kontum, Chỉ Huy Trưởng Biệt Động Quân Quân Khu II, Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn II, Pleiku...
Vì vận nước, ông như bao nhiêu người Việt đành bỏ xứ lưu vong nhưng lòng hằng mơ một Viêt Nam Tự Do Dân Chủ và Nhân Quyền thực sự
Oan trái cộng đồng
Tôi biết rõ về hoàn cảnh đại tá Lý lên làm tham mưu trưởng quân khu II. Tôi cũng đích thân gặp và nói chuyện với thiếu tướng Phạm văn Phú ngay khi ông từ Pleiku bay về Nha Trang tháng 3-1975. Lúc đó cao nguyên bắt đầu di tản và đoàn xe còn đang rối loạn trên con đường đầy thảm kịch. Và tôi chỉ xin nói những điểm chính, không đi vào các chi tiết lẩm cẩm.
Chức vụ Tham mưu trưởng.
Tác giả lá thư oan nghiệt tố cáo ông cộng đồng Lê Khắc Lý đã viết như sau:
(Trích dẫn: Theo quyển “Chuẩn Tướng Phạm Duy Tất Và Sự Thật Cuộc Triệt Thoái Quân Đoàn II” của tác giả Đỗ Sơn, sau khi Tướng Phạm Văn Phú trở thành Tư Lệnh Quân Đoàn II cuối năm 1974, Lê Khắc Lý đã trực tiếp gặp Tướng Phú xin chức Tham Mưu Trưởng, bị từ chối ông Lý đã chạy ngược về Sài Gòn vận động với Tướng Đồng Văn Khuyên, người đang nắm thực quyền tại Bộ Tổng Tham Mưu, để làm áp lực với Tướng Phú phải chấp nhận Lê Khắc Lý. Tướng Khuyên vẫn còn sống, đang cư ngụ tại Virginia.(Ngưng trích)
Sự thực không phải như vậy. Có thể anh chuẩn tướng Phạm duy Tất không biết rõ hay anh đã bị dẫn giải sai lạc. Là người tại chỗ biết rõ nội tình xin phép làm nhân chứng cho niềm oan khuất của người bạn cùng khóa, xin khai như sau.
Khi ông Phú được tổng thống Thiệu cử lên quân đoàn II, ông bèn xin tướng Khuyên bổ nhiệm đại tá Nguyễn Văn Thịnh làm tham mưu trưởng. Ông Thịnh thuộc bộ tổng tham mưu là bạn rất thân với ông Phú. Ông Thịnh từ chối, có trả lời ông Phú và trung tướng Khuyên. Ông Khuyên ra lệnh phòng tổng quản trị và trung tâm điện toán TTM chạy ra một danh sách các đại tá tốt nghiệp chỉ huy tham mưu cao cấp, có kinh nghiệp tham mưu cấp quân đoàn và một vài tiêu chuẩn cần thiết khác. Máy chạy ra tên ông Lý đứng hàng đầu 10 đại tá.. Theo danh sách điện toán chạy ra, coi như rất vô tư và công bằng, ông Lý có đầy đủ điều kiện. Đã từng làm TMT quân đoàn I, mới tốt nghiệp chỉ huy và tham mưu cao cấp. Ông được coi là sĩ quan xuất sắc trong hàng đại tá của QLVNCH. Hơn nữa chức vụ tham mưu trưởng quân đoàn II lúc đó cũng không phải là ai cũng muốn nhận. Tướng Khuyên chọn ông LÝ và hoàn toàn không quen biết gì cả. Cả bộ TTM ai cũng biết ông Lý làm tham mưu trưởng do "ông IBM" đề nghị. Riêng ông Phú vẫn nghi ngờ ông Lý là người của đại tướng Viên và trung tướng Khuyên lên dòm ngó. Tuy nhiên rồi việc ai nấy làm, nên mọi việc cũng xong.
Chuyện rút quân:
Sau đây là những đoạn buộc tội nặng nề từ lá thư tố cáo, xin trích dẫn;
(Trích) Cũng theo quyển “Chuẩn Tướng Phạm Duy Tất Và Sự Thật Cuộc Triệt Thoái Quân Đoàn II” có đoạn ghi lại: “Sau khi họp với Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu ở Cam Ranh để nhận lệnh rút Quân Đoàn II từ Pleiku về Tuy Hòa, rồi Nha Trang bằng con đường đầy thảm họa 7B, Tướng Phạm Văn Phú đã mở cuộc họp mật với Bộ Tham Mưu của ông tại Pleiku, để chuyển lệnh của Tổng Thống Thiệu, trong đó có lệnh bảo mật tuyệt đối, kể cả với các nhân sự và cơ quan Mỹ tại Vùng II”. Lúc đó Đại Tá Lê Khắc Lý giữ chức vụ Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn II. Nhưng chỉ nửa giờ sau thì ông Lê Khắc Lý đã báo cáo “lệnh mật” cho tất cả người Mỹ đang hoạt động tại Vùng II Chiến Thuật. “I personally informed the Americans there, the CIA, the consulate, the DAO, and told them they must go right now. At first they couldn’t believe. But I said, ‘Go, don’t ask’ ” - “Chính tôi đích thân báo tin cho người Mỹ ở đó, CIA, Tòa Lãnh Sự, DAO và bảo họ phải rút ngay lập tức. Thoạt đầu họ không thể tin tôi. Nhưng tôi bảo, ‘Rút đi, đừng hỏi’
Là một Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn, lẽ nào Đại Tá Lê Khắc Lý không thể hiểu được rằng sở dĩ Tướng Phú tuyệt đối giữ bí mật với người Mỹ là vì lúc bấy giờ Mỹ đã quyết định bỏ miền Nam, nếu họ biết tin rút lui thì có thể tin này sẽ được chuyển qua cho phía đoàn quân Cộng Sản của Văn Tiến Dũng đang nằm chờ dầy đặc ở Cao Nguyên Ông Lý đã coi thường sinh mạng của đoàn quân rút lui từ Vùng II gồm khoảng 165,000 binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa cộng thêm khoảng hơn gấp ba lần con số này là dân chúng chạy theo, để “lấy điểm” qua việc tiết lộ bí mật quân sự để bảo vệ sinh mạng của khoảng trên dưới 500 nhân viên người Mỹ đang có mặt tại Quân Đoàn II, Vùng II Chiến Thuật. Một sự thật phũ phàng của một Đại Tá Q.L.V.N.C.H.!
Một quân nhân thân cận với Tướng Phú còn cho biết thêm: chính Tướng Phú sau khi họp mật về cuộc hành quân triệt thoái Quân Đoàn II với lệnh cấm tuyệt không cho phía Mỹ biết thì khám phá ra chỉ nửa giờ sau, Đại tá Tham Mưu Trưởng Lê Khắc Lý đã thông báo cho phía người Mỹ. Tướng Phú đã quyết định tự ông bắn bỏ Đại Tá Lý lập tức nhưng Trung Tá Trần Tích, Trưởng Phòng Tổng Quản Trị Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II, đã hết sức can ngăn, đề nghị sẽ xử bắn Đại Tá Lý sau khi cuộc hành quân hoàn tất (Ngưng trích)
Đọc những lời buộc tội kể trên, dù không biết rõ nội tình cũng thấy toàn là những chuyện không tin được. Nếu quả thực chuẩn tướng Phạm duy Tất, là người tôi vẫn kính trọng, đã suy nghĩ như vậy thì rất đáng tiếc. Đó là những lập luận không có lý mà cũng không có tình, giữa các chiến hữu đã cùng phục vụ bên nhau trong những giờ phút khó khăn nhất của lịch sử rút quân tại cao nguyên.
Sự thực xin kể như sau.
Ông Thiệu họp tại Cam Ranh cho lệnh rút quân đoàn II và các đại đơn vị xuống duyên hải. Mục đích lấy lại Ban mê Thuộc. Lệnh ra không rõ ràng, nhưng hiểu ngầm là mặc cho các đơn vị địa phuơng ở lại tự cầm cự. Nhưng chẳng ai ở lại. Tự động theo quân đoàn chạy hết. Sau này tôi có dịp nói chuyện với đại tướng Viên và đại tướng Khiêm về chuyện này. Việc rút quân gần như trực tiếp giữa ông Thiệu và tướng Phú. Ông Phú họp tại quân đoàn cho lệnh rút rồi ông bay về Nha Trang thì Pleiku lập tức náo loạn. Quân đoàn, không quân, thiết giáp, công binh và các đơn vị chính quy chuẩn bị lên đường. Phái bộ Mỹ qua hỏi trực tiếp, lúc đó chỉ còn Lê khắc Lý. Chẳng có gì mà dấu diếm nữa. Sauver qui peut, như Tây đã thường nói. Mạnh ai nầy chạy. Chẳng cần ông Lý phải tiết lộ, mọi người đều tự tìm đường rút. Ông Lý không nói thì Hoa Kỳ cũng biết. Tình báo của cộng sản lập tức báo cáo tình hình cho địch đưa tin ra Hà Nội. Tuy nhiên, cộng sản cũng không chuẩn bị kịp nên phải mấy ngày sau mới kéo về đánh phá trên tỉnh lộ máu. Lý do chính là cuộc rút quân hỗn loạn bị kẹt cứng trên cầu sông Ba không mở đường kip. Khi tôi đại diện trung tướng Khuyên gặp thiếu tướng Phú tại Nha Trang giữa lúc cao nguyên bắt đầu triệt thoái, tuyệt đối không có điều gì chứng tỏ ông Phú hận thù hay khó chịu về việc người Mỹ tại Pleiku được báo tin. Chắc chắn cũng không có chuyện ông Phú muốn bắn bỏ ông Lê Khắc Lý. Trong suốt cuộc chiến Việt Nam đã có nhiều tin tức sai lạc. Người biết chuyện không nói. Kẻ không biết lại nói sai. Có nhiều chuyện tưởng vậy mà không phải vậy. Các bạn không nên lên án dựa trên những chuyện kể mà không phải mắt thấy tai nghe. Dù cho mắt thấy tai nghe cũng vẫn nhầm lẫn.
Ngoài ra, tôi cũng muốn nói thêm một chuyện hết sức quan trọng về những lời buộc tội người này người khác trong quân đội làm tay sai cho CIA. Trong chiến tranh, việc hợp tác tình báo giữa Việt Nam và đồng minh là điều bắt buộc. Quân báo 2 bên làm việc chặt chẽ để cùng sống chết bên nhau. Nếu người dân thường hay cấp dưới dấu diếm đưa tin cho tình báo đồng mình, đó là một chuyện sai lầm sẽ bị buộc tội nặng nề. Nhưng các cấp chỉ huy ở một lãnh vực nào đó đều có thẩm quyền thông báo cho cố vẫn hay tình báo, CIA biết. Ngược lại phía tình báo đồng minh cũng có trách nhiệm phải báo cáo cho phe ta. Không thể buộc tội vớ vẩn như thế. Tướng Phú hết sức may mắn có được ông tham mưu trưởng trực tiếp giao thiệp với Hoa Kỳ để giải tỏa áp lực phía đồng minh. Sự thực là ông Thiệu không hề tham khảo với Hoa Kỳ về quyết định này. Ông Thiệu không muốn báo trước cho Mỹ về quyết định rút quân và tái phối trí. Ông không muốn Hoa Kỳ phản đối vì chính ông muốn đánh lá bài bỏ đất để Hoa Kỳ quay lại cứu miền Nam. Một chính sách hờn rỗi đưa VNCH vào cơn thảm kịch không thể cứu vãn được. Vào những giây phút đó, người Mỹ tại Pleiku không cần thông báo cũng phải bỏ chạy mà thôi.
Vũ Văn Lộc - Oan Trái Cộng Đồng

No comments:

Post a Comment